Tình huống 1:

Người cha mất để lại di chúc ủy quyền nhờ cơ quan pháp chứng phân chia tài sản.người con và mẹ tưởng sẽ nhận được tài sản thì xuất hiện một đứa con riêng của người chồng và di chúc cũng phân chia tài sản cho người con. Hỏi: nếu ông để lại di chúc cho người con riêng mà 2 người kia trước đó không biết này mà không để lại cho 2 mẹ con thì 2 mẹ con có quyền được hưởng không,hình như có điều luật nào đó quy định là người mẹ có quyền nhận không phụ thuộc vào di chúc (người con không được nhận này đã trên 18 tuổi)
Hỏi thêm: người con riêng này có ngang hàng với 2 mẹ con khi chia di sản không?
Đáp án tham khảo:
Theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015. Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.
Vì vậy nếu người cha mất thì người vợ vẫn được hưởng theo quy định của người kia, còn người con đã thành niên và không thuộc khoản 2 điều 644 thì không được hưởng vì người cha trong di chúc không cho người con hưởng.
Theo quy định tại điều 651 BLDS 2015 thì người con riêng có quyền đứng ngang hàng thừa kế đối với việc phân chia di sản của người cha để lai.

Tình huống 2:

Ông Khải và Bà Ba kết hôn với nhau năm 1947 và có 3 con là anh Hải, anh Dũng, chị Ngân. Chị Ngân kết hôn với anh Hiếu và có con chung là Hạnh. Năm 2018, Ông Khải chết có để lại di chúc cho con gái và cháu ngoại được hưởng toàn bộ di sản của ông trong khối tài sản chung của ông và bà Ba. Một năm sau bà Ba cũng chết và để lại toàn bộ di sản cho chồng, các con người em ruột của chồng tên Lương. Năm 2009, anh Dũng chết do bệnh nặng và có di chúc để lại tất cả cho anh ruột là Hải. Sau khi Dũng chết thì những người trong gia đình tranh chấp về việc phân chia di sản.
Hãy giải quyết việc tranh chấp, biết rằng bà Ba và ông Khải không còn người thân thích nào khác, anh Hải có lập văn từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh dũng theo đúng qui định của pháp luật, chị Ngân cũng từ chối hưởng di sản của anh Dũng, tài sản chung của ông Khải và bà Ba cho đến thời điểm ông Khải chết là 1.2tỷ, sau khi ông Khải chết, bà Ba còn tạo lập một căn nhà trị giá 300 triệu.
Đáp án tham khảo:
Tình huống của bạn có vài chỗ không ổn, này nhé:
– Thứ nhất, anh Dũng di chúc toàn bộ tài sản lại cho anh Hải, vậy có nghĩa là không có tên chị Ngân trong di chúc của anh Hải, vậy tại sao lại có chj chị Ngân từ chối hưởng tài sản anh Dũng để lại?
– Thứ hai,”các con người em ruột của chồng tên Lương”, chỗ này bạn viết như thế người đọc dễ hiểu nhầm, theo P hiểu thì đó là các con của bà Ba và người em ruột của chồng tên là Lương.
Rắc rối nhỉ. Theo P, khi ông Khải chết đã di chúc lại toàn bộ tài sản của mình trong khối tài sản chung của 2 ông bà cho con gái và cháu ngoại, như vậy một số tài sản của ông Khải (tạm xác định là 1/2×1,2t tỷ) sẽ được chia đều cho con gái vá cháu ngoại, mỗi người 300 triệu.
Vậy, sau khi thực hiện di chúc của ông Khải, số tiền còn lại thuộc tài sản của bà Ba là 600 + 300 = 900 triệu. Bà Ba chết để lại tài sản cho các con và người em ruột của chồng là Lương (tổng cộng 4 người), vậy số tiền 900 triệu sẽ được chia đều tiếp cho 4 người, mỗi người 225 triệu.
Anh Dũng thừa kế từ bà Ba 225 triệu, sau khi anh chết, di chúc toàn bộ tài sản này cho anh Hải, vậy anh Hải được hưởng thêm số tài sản này. Do anh Hải từ chối hưởng di sản của bà Ba và anh Dũng, nên còn dư ra 500 triệu. 500 Triệu này theo P sẽ được chia tiếp theo pháp luật, theo hàng thừa kế thứ nhất gồm chị Ngân, vợ con anh Hải (nếu có)

Tình huống 3:

Ông A, bà B có con chung là C, D (đều đã thành niên và có khả năng lao động). C có vợ là M có con X,Y. D có chồng là N có một con là K. Di sản của A là 900 triệu. Chia thừa kế trong các trường hợp riêng biệt sau:
1. C chết trước A. A di chúc hợp pháp để lại toàn bộ di sản cho X .
2. C chết trước A . D chết sau A (chưa kịp nhận di sản )
3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản
Đáp án tham khảo:
Di sản ông A để lại là 900 triệu.
Trường hợp 1. C chết trước A. A di chúc để lại toàn bộ di sản cho X.
A làm di chúc để lại toàn bộ di sản cho X. Tuy nhiên, bà B (vợ ông A) là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Điều 644 BLDS 2015). Theo đó, bà B phải được hưởng ít nhất 2/3 suất thừa kế theo pháp luật (là 200 triệu). Theo đó, bà B sẽ được hưởng 200 triệu và phần còn lại sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc (X được hưởng thừa kế của ông A là 700 triệu).
Trường hợp 2. C chết trước A, D chết sau A. A chết không để lại di chúc.
A chết không để lại di chúc thì di sản của A sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B, D, C là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của A (Điều 651 BLDS 2015) nên mỗi người sẽ được hưởng một phần di sản bằng nhau là 300 triệu.
Do C chết trước A nên con của C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị của C (theo điều 652 BLDS 2015).
D chết sau A, nếu A để lại di chúc thì sẽ được thực hiện theo nội dung di chúc. Còn nếu A chết không để lại di chúc (hoặc phần tài sản mà D được nhận từ di sản của ông A không được định đoạt trong di chúc) thì di sản A để lại sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, bà B (mẹ D), anh N (chồng D), K (con D) sẽ được chia theo pháp luật mỗi người một phần bằng nhau.
Trường hợp 3. A chết cùng thời điểm với C. A di chúc để lại cho K ½ di sản.
Ông A chết cùng thời điểm với anh C nên ông A sẽ không được hưởng thừa kế từ di sản của anh C để lại (theo điều 619 BLDS 2015).
Ông A chết để lại di chúc cho K hưởng ½ di sản của ông. Theo đó, K được thừa kế 450 triệu của ông A. Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc (450 triệu) được chia theo pháp luật (điều 650, 651 BLDS 2015).
Theo đó, phần di sản này sẽ được chia cho bà B = C = D = 150 triệu. Anh C đã chết nên con anh C là X, Y sẽ được hưởng thừa kế thế vị phần của anh C.
Khi chia thừa kế trong trường hợp này, bà B là người được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (theo điều 644 BLDS 2015). Phần di sản không được ông A định đoạt trong di chúc khi chia theo pháp luật không đảm bảo cho bảo cho bà B được hưởng 2/3 suất thừa kế theo pháp luật nên phần thiếu (50 triệu) sẽ được lấy từ phần mà K được hưởng theo nội dung di chúc.

* Tải Full Tình huống và đáp án tại đây

Nếu các bạn không biết cách download thì xem hướng dẫn chi tiết ở video này: 
https://www.youtube.com/watch?v=n_tGwOBZGIw&t=144s
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo các tài liệu liên quan tại đây
Mời bạn tham gia nhóm Học Luật Online:
Like fanface để cập nhật tin tức về luật mới nhất tại:
- - 0 bình luận

HIỆN TẠI CÓ 0 BÌNH LUẬN

Một số lưu ý khi bình luận

Mọi bình luận sai nội quy sẽ bị xóa mà không cần báo trước (xem nội quy)

Bấm Thông báo cho tôi bên dưới khung bình luận để nhận thông báo khi admin trả lời

Để bình luận một đoạn code, hãy mã hóa code trước nhé

Quay lại TRANG CHỦ

Xem các thủ thuật tin học tại Kênh Youtube

Để duy trì trang web bạn vui lòng click quảng cáo ủng hộ trước khi tải file

XIN TRÂN THÀNH CẢM ƠN!